Tế bào bạch cầu và miễn dịch có mối quan hệ như thế nào?
Tế bào bạch cầu và miễn dịch có mối quan hệ như thế nào? Có liên quan đến nhau không? Chúng có vai trò đặc biệt gì với bệnh nhân ung thư? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mối quan hệ giữa tế bào bạch cầu và miễn dịch
Tế bào bạch cầu (tế bào máu trắng) còn được gọi với cái tên tế bào miễn dịch. Chúng là một phần không thể thiếu trong hệ miễn dịch. Có khả năng chống nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể chống lại nhiều thành phần lạ khác.
Ngoài máu, bạch cầu miễn dịch còn được tìm thấy với số lượng lớn trong các cơ quan khác. Ví như các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.
* Sự hình thành của tế bào bạch cầu
Để hiểu rõ hơn về tế bào bạch cầu và miễn dịch, chúng ta cùng tìm hiểu sự hình thành của loại tế bào này. Bạch cầu được tạo ra trong tủy xương từ các tế bào đa nhân. Chúng được gọi là các tế bào gốc tạo máu.
Từ đó, các tế bào gốc này sẽ phát triển và biệt hóa thành 3 dòng tế bào định hướng:
– Dòng hồng cầu
– Dòng lympho.
– Dòng tủy.
Trong đó, các tế bào dòng tủy chủ yếu tham gia đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Còn các tế bào dòng lympho lại tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (trừ tế bào NK – tế bào diệt tự nhiên).
* Phân loại các tế bào bạch cầu
Dựa vào hình dáng, cấu trúc và khả năng bắt màu phẩm nhuộm. Người ta chia tế bào bạch cầu thành hai nhóm chính là:
– Bạch cầu hạt (đa nhân) bao gồm: Các loại bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan.
– Bạch cầu không hạt (đơn nhân) bao gồm: Các tế bào lympho và bạch cầu mono.
Cùng tìm hiểu một số tế bào bạch cầu để hiểu rõ hơn mối quan hệ chặt chẽ của bạch cầu và miễn dịch.
– Bạch cầu trung tính
Đây là tế bào có số lượng lớn nhất trong hệ thống các tế bào bạch cầu. Chúng chiếm khoảng 40-60% trong số đó.
Với đội quân hùng hậu của mình, bạch cầu trung tính nắm giữ vai trò đầu tiên của hệ thống miễn dịch khi có vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Sau đó, nó sẽ gửi tín hiệu đến các cơ quan bảo vệ khác để đáp ứng miễn dịch.
– Tế bào lympho
Nhắc đến tế bào lympho là nhắc đến các tế bào tham gia miễn dịch đặc hiệu của cơ thể (trừ tế bào NK). Tế bào lympho đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa bạch cầu và miễn dịch.
Tế bào lympho T được hoạt hóa ở tuyến ức, chịu trách nhiệm trực tiếp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, tế bào lympho B đóng vai trò tạo ra kháng thể, từ đó tiêu diệt hoặc bất hoạt độc tố của tác nhân xâm nhập.
– Bạch cầu ái toan
Đây là bạch cầu đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn. Đặc biệt với tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng.
Bạch cầu ưa acid này thường tập trung ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu- sinh dục.
Bên cạnh đó, loại bạch cầu này còn được hấp dẫn đến nơi có phản ứng dị ứng xảy ra. Chúng tiết các enzyme giúp cơ thể chống lại tác dụng của histamine và các chất trung gian khác.
– Bạch cầu ái kiềm
Bạch cầu ưa kiềm này chỉ chiếm khoảng 1% các bạch cầu. Những tế bào này được biết đến nhiều nhất với vai trò trong bệnh hen suyễn.
Khi kháng thể phản ứng dị ứng gắn trên bề mặt bạch cầu ưa kiềm. Nó sẽ vỡ ra và giải phóng histamine, bradykinin, serotonin… Tạo nên tình trạng viêm và co thắt phế quản điển hình.
– Tế bào bạch cầu mono
Khả năng tiêu diệt tác nhân nhiễm khuẩn ban đầu của bạch cầu mono còn yếu. Sau đó, chúng xuyên mạch vào tổ chức trở thành đại thực bào với kích thước lớn hơn thì khả năng chống tác nhân gây bệnh rất mãnh liệt.
Bạch cầu mono được ví như những chiếc xe tải chở rác của hệ miễn dịch. Chúng chiếm khoảng 5% tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng có khả năng thực bào khoảng 100 vi khuẩn và nhiều thành phần lớn hơn như hồng cầu chết, ký sinh trùng sốt rét, vi khuẩn có vỏ lipid dày.
Mối quan hệ của bạch cầu và miễn dịch giúp gì cho bệnh nhân ung thư
Trên thực tế, một số bệnh nhân ung thư có tế bào bạch cầu trung tính rất khỏe mạnh. Chúng có khả năng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư. Nhờ đó giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục một cách thần kỳ.
Do đó, dựa trên thành phần và nguyên lý hoạt động của các tế bào bạch cầu. Người ta đang ứng dụng dùng chính những tế bào này điều trị ung thư.
Một nghiên cứu tại Lift BioSciences hợp tác cùng trường King’s College London:
Họ phát triển liệu pháp bạch cầu trung tính điều trị ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, các xét nghiệm ban đầu cũng cho thấy phương pháp này có thể áp dụng trên ung thư cổ tử cung.
Tế bào bạch cầu trung tính có tuổi đời ngắn, chỉ khoảng 5 ngày. Hệ miễn dịch của người nhận chưa kịp tấn công chúng. Vì vậy, ta có thể dùng tế bào bạch cầu của người hiến cho bất kỳ người bệnh nào.
Sau khi lấy tế bào bạch cầu trung tính từ người bệnh có hệ miễn dịch cực mạnh đem nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm đạt 2,5 tỷ tế bào. Sau đó, truyền vào cơ thể người bệnh mỗi tuần 1 lần, kéo dài trong 6 tuần liên tiếp.
Trong thử nghiệm, các tế bào có khả năng tiêu diệt 95% ung thư sau 24 giờ. Mặc dù, các thử nghiệm mới đặt trong môi trường thí nghiệm và trên chuột nhưng đã đem lại hiệu quả khả quan. Hy vọng, liệu pháp này khi áp dụng trên người bệnh sẽ giúp thuyên giảm bệnh hoàn toàn.
Tìm hiểu về các tế bào bạch cầu cho chúng ta hiểu rõ hơn mối quan hệ chặt chẽ của bạch cầu và miễn dịch trong cơ thể mình cũng như trên bệnh nhân ung thư.